LÒNG TRUNG THÀNH THƯƠNG HIỆU Vs LÒNG TRUNG THÀNH KHÁCH HÀNG

TƯ VẤN CHIẾN LƯỢC XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU
LÒNG TRUNG THÀNH THƯƠNG HIỆU VÀ LÒNG TRUNG THÀNH KHÁCH HÀNG

Bạn mang những lon Pepsi đến tham gia buổi tiệc dã ngoại của công ty , nhưng mọi người đều thích uống uống Coca-Cola và, ngay lập tức sẽ là đề tài để mọi người tranh luận quan điểm. Hoặc hỏi một người lái Harley Davidson, anh ta nên xem xét đi xe Honda thay vì chọn Harley …

Những dẫn chứng trên không chỉ là ví dụ về khách hàng tận tâm, mà còn thể hiện hành động trung thành với thương hiệu và đó là chén thánh của tiếp thị thương hiệu. Lòng trung thành thương hiệu là khi được khách hàng chọn mua một thương hiệu sản phẩm hoặc dịch vụ nhiều lần, mà không chọn đối thủ cạnh tranh của bạn. Apple nổi tiếng với hình thức duy trì lòng trung thành của nhóm khách hàng thân thiết này; có đến 78% người dùng Iphone không thể tưởng tượng được có một thương hiệu điện thoại khác thay thế được và 59% sẽ không nghiên cứu các điện thoại khác trước khi muốn nâng cấp điện thoại của mình

Lòng trung thành thương hiệu vs lòng trung thành của khách hàng

Lòng trung thành thương hiệu đại diện cho một kết nối cảm xúc bằng trái tim, biến khách hàng thành người hâm mộ tận tâm. Kiểu kết nối cảm xúc bằng trái tim này không phải tình cờ xảy ra. Các công ty luôn cố gắng tạo ra lòng trung thành thương hiệu thông qua sự hiểu biết sâu sắc về các hành vi mua của khách hàng và luôn sắp xếp ưu tiên khách hàng quan tâm nhất điều gì. Các thương hiệu mạnh có một bản sắc sáng tạo mạnh mẽ và truyền thông nhất quán theo thời gian đã được hình thành trong tiềm thức khách hàng

Lòng trung thành thương hiệu không giống với lòng trung thành của khách hàng. Lòng trung thành của khách hàng thường liên quan đến các chương trình phần thưởng của khách hàng, ưu đãi miễn phí, phiếu giảm giá, bán hàng, giảm giá và các ưu đãi khác. Các chương trình khách hàng thân thiết nhằm mục đích giữ cho người mua quay trở lại nhiều hơn với một lượng lợi ích ổn định. Trong khi đó, lòng trung thành thương hiệu có vẻ tinh tế, sự khác biệt rất đáng kể, khách hàng có lòng trung thành với thương hiệu sẽ có mối liên hệ tình cảm với thương hiệu vượt ra ngoài giá cả.

TƯ VẤN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU
LÒNG TRUNG THÀNH THƯƠNG HIỆU VÀ LÒNG TRUNG THÀNH KHÁCH HÀNG

Ảnh hưởng của lòng trung thành thương hiệu đối với việc giữ chân khách hàng và bán hàng

Trong khi tất cả các doanh nghiệp muốn có được nhiều khách hàng trọn đời,  thì việc duy trì và gia tăng lòng trung thành với thương hiệu lại càng được chú trọng hơn.  Chi phí để có được một khách hàng mới cao hơn năm đến bảy lầnso với chi phí giữ chân một khách hàng hiện tại. Và theo khảo sát về lòng trung thành của thương hiệu năm 2019, khách hàng có khả năng dùng thử nhiều sản phẩm và dịch vụ từ các thương hiệu yêu thích của họ hơn 27%. Những lợi ích tài chính lâu dài của việc giữ chân khách hàng và mua hàng lặp lại làm cho lòng trung thành của thương hiệu trở thành một nhu cầu cần thiết cho mỗi doanh nghiệp muốn khẳng định và thành công.

TƯ VẤN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU
LÒNG TRUNG THÀNH THƯƠNG HIỆU VÀ LÒNG TRUNG THÀNH KHÁCH HÀNG

Net Promoter Score, hay NPS , là một cách tốt để đo lường lòng trung thành của thương hiệu. NPS liên quan đến việc giữ chân khách hàng và tăng trưởng doanh thu. Một số thương hiệu giá trị nhất thế giới có NPS cao. Ngoài ra, lòng trung thành thương hiệu là 1 tiến trình từ Detractors – Passives – Promotors. Những khách hàng được giới thiệu mua hàng bởi một người thân quen mà họ đã biết, sẽ có giá trị thành công cao hơn so với các khách hàng khác. Theo một nghiên cứu từ Trường Kinh doanh Wharton , khách hàng được giới thiệu mua hàng sẽ trung thành hơn 16% đến 24% so với khách hàng không được giới thiệu. Vì vậy, đây là một yếu tố quan trọng doanh nghiệp bạn cần xem xét.

 

>>> Xem thêm CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU

>>> Xem thêm CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG KỸ THUẬT SỐ

M.O.C AGENCY

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *