CƠ CHẾ PHÁT HUY TỐI ĐA HIỆU QUẢ CỦA PR

Trong thời đại công nghệ số bùng nổ như hiện nay thì hình ảnh thương hiệu chiếm đến 63% giá trị của hầu hết các doanh nghiệp. Vì vậy, khi có một sai sót xảy ra sẽ khiến cho danh tiếng công ty bị phá hủy, điều đó dẫn đến sự sống còn của thương hiệu ở hiện tại. PR (Public Relations) là một phần quan trọng không thể thiếu trong các chiến lược Marketing của bất kỳ tổ chức nào. PR dường như là một công cụ marketing được xem như là cánh tay đắc lực để giúp các doanh nghiệp xây dựng hình ảnh thương hiệu một cách tốt nhất. Vậy PR là gì và những cơ chế phát huy được hiệu quả của PR gồm có những gì? Hãy cũng M.O.C Agency tìm hiểu nhé.

PR là gì?

PR là một dạng hoạt động tạo cảm tình và thuyết phục đối tượng truyền thông (khách hàng, đối tác, nhân viên, cổ đông, chính quyền,…) bằng cách cung cấp cho họ những thông tin hoặc tác động họ bằng những sự kiện đã được hoạch định trước. PR còn là một nghệ thuật trong việc quản lý và thực hiện các hoạt động truyền thông giữa tổ chức và nhóm công chúng mục tiêu, nhằm tạo ra hoặc duy trì hình ảnh tốt đẹp của tổ chức trong cảm nhận của công chúng.

3 Cơ chế phát huy tối đa hiệu quả của PR:

Kết quả của hoạt động PR chính là các “trạng thái cảm nhận” tốt đẹp về tổ chức hoặc thương hiệu. Trạng thái cảm nhận tốt đẹp này được tạo ra bằng cách tác động tới nhận thức của đối tượng, và được nhân rộng ra đại chúng bằng một trong những cơ chế tác động như sau:

1.  Buzz (tin đồn):

Buzz (tin đồn) chính là một ấn tượng mạnh tạo ra các cảm xúc tốt cho đối tượng. Thông thường Buzz được tạo ra từ một sự kiện giật gân vô tình. Ngày nay, giới PR đã nghiên cứu để tìm cách tạo ra các loại tin đồn có định hướng với mục đích marketing: để tạo ra sự nhận biết, để tạo ra cảm nhận về thương hiệu, để tạo cảm tình công chúng, để thúc đẩy bán hàng. Một số lĩnh vực đặc biệt nhạy cảm với tin đồn: tài chính, ngân hàng, mua bán cổ phiếu,…

Tin đồn được lan truyền theo nhiều phương pháp: cách truyền thống là truyền miệng, hiện nay là lan truyền trên mạng xã hội, internet,…Các Buzz nhằm mục đích marketing thường thông qua các sự kiện đình đám, giật gân nào đó, để được tiếp sức lan truyền của báo chí và truyền hình.

2. Hiệu ứng con bướm:

Vào năm 1972, Edward Lorenz – nhà khí tượng người Mỹ đã công bố công trình nghiên cứu về các chuyển động hỗn loạn của các dòng không khí và đưa ra quy luật của sự hỗn loạn, còn gọi là lý thuyết “Chaos theory” quan việc chứng minh hiệu ứng con bướm: “một cơn gió nhẹ ở Brazil có thể tạo ra một trận cuồng phong ở Arizona.” Tức là một nguyên nhân rất nhỏ có thể tạo ra một kết quả rất lớn theo một số quy tắc có thể xác định trước. Hay nói cách khác đi, nếu ta xác định được các nguyên tắc đó thì có thể tạo ra các thay đổi rất lớn mà chỉ cần dùng một tác động rất nhỏ.

Hiệu ứng Domino cũng gần giống với hiệu ứng con bướm về bản chất: khi sắp xếp các con Domino theo một trật tự xác định, chỉ cần một con Domino đầu tiên đổ là toàn bộ hệ thống sẽ bị đổ sập dây chuyền.

3. Điểm bùng nổ:

Dựa vào lý thuyết như hiệu ứng con bướm, hiệu ứng Domino,…Malcolm Gladwell – biên tập viên của tạp chí New York Times đã nghiên cứu và giới thiệu khái niệm mới về “Điểm bùng nổ”. Lý thuyết này giúp giải thích về nguyên nhân phát sinh hàng loạt những hiện tượng xã hội như: dịch bệnh, khủng hoảng, các trào lưu xã hội, các cuộc cách mạng,…Dựa vào lý thuyết mới này, các nhà tiếp thị có thể xây dựng những chương trình truyền thông ít tốn kém mà lại mang đến hiệu quả cao.

Nội dung của lý thuyết “Điểm bùng nổ”:

  • Các yếu tố lây lan: thông tin, hành vi, tư tưởng, các hiện tượng xã hội khác.
  • Các nhân tố lây lan (4 nấc lây lan): người tạo ra yếu tố lây lan => người chấp nhận chủ động lây lan=>…
  • Môi trường lây lan: là hệ thống phát tán bao gồm các nút lan truyền trên mạng xã hội,…

Ví dụ về giày Hush Puppy: Đây là kiểu giày mọi có logo hình con chó lông xù. Thương hiệu này phát triển mạnh vào những năm 80, sau đó thì sa sút dần vào những năm 90 vì không có nhiều khách hàng sử dụng. Công ty trên đà suy thoái và không thực hiện được các hoạt động marketing nào khác để cứu vãn tình thế. Bất ngờ, có một ngày nọ các nhóm hiphop bỗng nhìn thấy giày ở Hush Puppy trông rất “cổ” và khác lạ. Chỉ sau vài màn xuất hiện trong buổi trình diễn, giày Hush Puppy đã tăng vọt danh số mà chính công ty này cũng không hiểu chuyện gì đang xảy ra.

Nói tóm lại, PR là một quá trình để thể hiện hình ảnh công ty ra với công chúng. Kết quả mong muốn là công chúng sẽ nhìn thấy một hình ảnh nào về công ty. Qua bài viết trên M.O.C Agency hy vọng mang đến cho bạn đọc cái nhìn rõ nét nhất về PR là gì và những cơ chế phát huy tối đa hiệu quả của PR mang đến.

M.O.C I Business Strategy & Brand Strategy

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.