CSR – MỤC TIÊU TẠO THIỆN CẢM THƯƠNG HIỆU

CSR  là một trong những cách để xây dựng thương hiệu bền vững cho doanh nghiệp và cũng là một kênh không thể thiếu nếu doanh nghiệp muốn có được thiện cảm thương hiệu từ nhóm khách hàng mục tiêu. Bản chất các hoạt động CSR là thực hiện các trách nhiệm của doanh nghiệp với xã hội để cống hiến vào sự phát triển bền vững chung. Trên thực tế có rất nhiều doanh nghiệp có các hoạt động CSR, điều này giúp nâng cao hình ảnh thương hiệu, tạo ra các kết nối với khách hàng sâu sắc hơn.

Hãy cùng M.O.C tìm hiểu cách xây dựng thương hiệu bằng kênh CSR ? Có bao nhiêu mục tiêu của CSR nhé.

CÁCH XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU
XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU BẰNG CSR

CSR là gì?

CSR là viết tắt của cụm từ Corporate social responsibility được dịch là trách nhiệm xã hội doanh nghiệp, là cam kết của doanh nghiệp đối với đạo đức kinh doanh và đóng góp vào phát triển kinh tế bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động và xã hội.

6 mục tiêu cốt lõi xây dựng thương hiệu trong CSR:

1.Tuân thủ pháp luật và đạo đức kinh doanh

Tuân thủ các chuẩn mực đạo đức kinh doanh, tuân thủ pháp luật, kinh doanh và cạnh tranh lành mạnh là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của doanh nghiệp. Những vấn đề về tuân thủ pháp luật và đạo đức kinh doanh luôn là những giá trị ban đầu và xuyên suốt cả quá trình hoạt động của các doanh nghiệp.

2.Minh bạch thông tin

Để đảm bảo lợi ích cho các bên liên quan và khách hàng, luôn cung cấp thông tin kịp thời, phù hợp và hữu ích. Duy trì các kênh thông tin 2 chiều, quản lý thông tin một cách phù hợp. Công khai minh bạch thông tin có ý nghĩa to lớn trong việc bảo vệ quyền con người, tạo sự tin cậy về mọi mặt của doanh nghiệp.

3.Chất lượng và an toàn

Đảm bảo yêu cầu an toàn về chất lượng đối với sản phẩm cũng như phương pháp để sản xuất ra sản phẩm. Chất lượng phản ánh uy tín, danh tiếng và hình ảnh của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng. Tạo ra nơi làm việc an toàn với người lao động, tăng cường hiểu biết về an toàn và chất lượng cho người lao động.

4.Nhân quyền

Tôn trọng quyền con người của các đối tượng chịu ảnh hưởng từ hoạt động của doanh nghiệp. Tôn trọng nhân viên, người lao động, hỗ trợ nhân viên phát triển kỹ năng và nghề nghiệp. Nỗ lực hỗ trợ và không phân biệt đối xử hoặc bất kì hành vi nào khác làm tổn hại đến phẩm giá cá nhân.

5.Môi trường

Tuân thủ nghiêm ngặt về pháp luật môi trường. Quan tâm đến vấn đề môi trường trong các hoạt động kinh doanh. Phát triển và cung cấp hàng hóa, dịch vụ giảm bớt gánh nặng về môi trường. Hỗ trợ đẩy mạnh bảo vệ môi trường, áp dụng và chuyển giao các công nghệ thân thiện với môi trường.

6.Tham gia và phát triển cộng đồng

Việc chia sẻ và đóng góp cho cộng đồng xã hội không chỉ là việc “cho đi” của doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa tạo lập và thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng. Việc này sẽ giúp cho đời sống được nâng cao và cải thiện, những nhóm người yếu thế được quan tâm và chia sẻ để có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Khi thực hiện khía cạnh này, các doanh nghiệp cần tham gia tích cực vào các hoạt động từ thiện làm cho cộng đồng phát triển bền vững và lành mạnh.

CSR giúp thương hiệu hiện diện trước mắt khách hàng với gương mặt hào phóng, nhân ái và văn minh. Với cái nhìn dài hạn, nhiều công ty hàng đầu trên thế giới đã thúc đẩy và đặt CSR trở thành ưu tiên trong quá trình phát triển và xây dựng thương hiệu. Do đó, điều này cũng giúp khách hàng và thương hiệu gắn kết hơn. Cho dù là một tập đoàn lớn hay nhỏ, hãy dành thời gian và nỗ lực để cống hiến vào sự phát triển bền vững của xã hội thông qua các hoạt động CSR, đó cũng là cách để xây dựng thương hiệu bền vững cho doanh nghiệp

 

M.O.C I Business Strategy & Brand Strategy

 

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *