8 BƯỚC LÊN KẾ HOẠCH DIGITAL MARKETING

Digital marketing – tiếp thị kỹ thuật số – đã không còn là thuật ngữ xa lạ đối với các doanh nghiệp trong thời đại công nghệ 4.0. Một kế hoạch digital marketing tối ưu tốt sẽ mang lại cơ hội cạnh tranh công bằng cho doanh nghiệp trên môi trường internet. Với sự phát triển của điện thoại thông minh; tiếp thị trên điện thoại là phương pháp hiệu quả nhất để truyền thông thông điệp và thông tin đến người dùng.

Có các hình thức Digital marketing như: Email marketing, Facebook Ads, SEO website, Social media,.. Điểm khác biệt giữa Digital marketing và marketing truyền thống chính là internet, từ đó mở ra cơ hội để tương tác với khách hàng, tác động nhận thức của khách hàng và kích thích hành vi mua hàng ở họ. Vậy, làm thế nào để có một kế hoạch marketing hiệu quả nhất, hãy cùng M.O.C tìm hiểu nhé.

LẬP KẾ HOẠCH DIGITAL MARKETING
LẬP KẾ HOẠCH DIGITAL MARKETING

8 bước lên kế hoạch Digital marketing

Bước 1: Đánh giá thực trạng

Khi lên bất kỳ chiến dịch marketing nào dù là marketing online hay marketing truyền thống đều phải đánh giá thực trạng của doanh nghiệp một cách kỹ lưỡng. Để xác định được vấn đề lớn nhất trong hoạt động Digital marketing của doanh nghiệp hiện nay, ta cần thực hiện một số nội dung sau: tìm hiểu về doanh nghiệp/ thương hiệu/ sản phẩm, phân tích thị trường ngành, phân tích về hiện trạng digital marketing của doanh nghiệp, so sánh với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp, phân tích SWOT. Đây chính là nền tảng quan trọng để đảm bảo sự thành công trong việc hoạch định chiến lược và đề xuất ý tưởng trong một kế hoạch Digital marketing.

Bước 2: Mục tiêu kế hoạch

Mục tiêu được thiết lập để giúp doanh nghiệp có định hướng rõ ràng cho kế hoạch Digital marketing của mình. Ngoài ra mục tiêu cụ thể sẽ giúp ích cho việc đo lường tính hiệu quả của kế hoạch, phân bổ kinh phí và nguồn lực sao cho hợp lý nhất. Một số nguyên tắc khi xây dựng mục tiêu cho kế hoạch: Thiết lập mục tiêu SMART, mục tiêu phù hợp với phân tích SWOT, mục tiêu phù hợp với mô hình chuyển đổi khách hàng.

Bước 3: Đối tượng truyền thông mục tiêu

Để có được bức tranh toàn cảnh về tâm lý khách hàng mục tiêu ta cần phác họa chân dung khách hàng qua các tiêu chí sau: nhân khẩu học, địa điểm, hành vi, sở thích,…Tìm hiểu insight khách hàng giúp cho doanh nghiệp hiểu sâu hơn về khách hàng mục tiêu của mình để hoàn thiện các tính năng về sản phẩm từ đó dễ dàng thuyết phục họ mua hơn.

Bước 4: Thông điệp truyền thông

Nội dung thông điệp cần liên quan đến chủ đề tạo cảm xúc tích cực cho khách hàng: lý tính, tình cảm, đạo đức. Thông điệp truyền tải là trái tim của chiến dịch và là phần không thể thiếu trong kế hoạch Digital marketing. Một số lưu ý khi xây dựng thông điệp: tập trung vào “insight” của khách hàng mục tiêu, đưa ra giải pháp cho các vấn đề của khách hàng: vấn đề – giải pháp – kết quả, thể hiện được sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh, mở rộng về yếu tố trách nhiệm xã hội của thương hiệu có trong thông điệp.

Bước 5: Kế hoạch triển khai

Ở phần này, người làm kế hoạch cần thể hiện được sự kết nối giữa Master plan – Content plan – Media plan và cuối cùng là Action plan. Qúa trình triển khai của các kế hoạch theo trình tự sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng theo dõi và điều chỉnh việc thực hiện thông qua kiểm soát.

Bước 6: Kế hoạch hành động và thời gian triển khai

Kế hoạch hành động mô tả cách doanh nghiệp thực hiện chiến lược của mình thông qua việc sử dụng các kênh và nội dung. Một số lưu ý khi lên kế hoạch hành động: bản tóm tắt về hoạt động trên các kênh, các lý do tại sao bạn đã chọn từng kênh và chi tiết về việc triển khai, những chỉ số hiệu suất chính nào bạn sẽ sử dụng để đánh giá hiệu suất. Đối với thời gian triển khai cần liệt kê các hạng mục công việc theo thứ tự thời gian. Luôn luôn có giai đoạn “chuẩn bị” trước chạy các kênh.

Bước 7: Ngân sách

Xác định ngân sách dựa theo: đối thủ cạnh tranh trực tiếp, ROI, tỷ lệ % của doanh số bán hàng trực tuyến với khách hàng mục tiêu trực tuyến, baseline: tổng doanh thu – doanh số nhờ marketing. Phân bổ ngân sách thời gian, theo kênh, theo hoạt động (nội dung, media, platform,…)

Bước 8: KPI

Lưu ý sử dụng phân tích Web, phân tích cơ sở dữ liệu, tối ưu hóa các hoạt động và bổ sung kế hoạch dựa trên những dữ liệu sẵn có để xác định được hoạt động nào nên làm và hoạt động nào không nên làm. Một số KPI trong các kênh:

  • Video: reach, impression, views, completion views rate
  • Search: impression, ad position, click through rate, cost per click, ..
  • Display ad: reach, impression, click through rate, cost per click, click to lead,..
  • Mobile ad: reach, impression, SMS open rate, clicks, app install,..
  • Email marketing: bounce rate, sharing stats, open rate, lead quality,…
  • Website: session, users, page views, bounce rate,..

Digital marketing chính là công cụ tăng khả năng nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp trên môi trường internet, tạo dựng lòng tin và hỗ trợ tăng sale hiệu quả. Digital marketing còn mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như: tiếp cận khách hàng hiệu quả hơn, dễ dàng phân tích và theo dõi, thuận tiện cho doanh nghiệp triển khai cũng như người dùng. Như vậy ta có thể thấy rằng, việc lên kế hoạch và triển khai kế hoạch Digital marketing rất quan trọng, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến thành công hay thất bại của một chiến dịch. Để có thể tạo ra một chiến lược Digital marketing tốt, các marketer có thể tham khảo các bước lập kế hoạch ở trên để trang bị cho mình đầy đủ thông tin và kiến thức.

M.O.C I Business Strategy & Brand Strategy

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *