3 CHIẾN LƯỢC ĐỂ TRỞ THÀNH MỘT THƯƠNG HIỆU KHÁC BIỆT

Chúng ta đang sống trong kỷ nguyên bùng nổ chóng mặt của các ý tưởng đột phá, công nghệ phát triển không ngừng. Có một nghịch lý là chúng ta càng cố gắng thay đổi để khác biệt thì chúng ta ngày càng giống nhau. Mở rộng thương hiệu, phát triển sản phẩm mới làm cho các thương hiệu trở nên giống nhau và mất dần lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Hầu hết các thương hiệu đều cố gắng để trở thành một thương hiệu tốt, nhưng ít thương hiệu trở nên vĩ đại và trường tồn.

Chiến lược khác biệt là cách mà thương hiệu xác định vị thế trên thị trường và nâng cao sự cạnh tranh trong tâm trí người tiêu dùng, chính những sản phẩm của doanh nghiệp hay loại hình dịch vụ khác biệt đã đem đến cho doanh nghiệp một bước tiến mới trong việc tạo ra lợi thế cạnh tranh. Bài viết này M.O.C Agency đem đến cho bạn đọc về “Chiến lược khác biệt” là gì và 3 chiến lược thương hiệu mà các công ty trên thế giới đã áp dụng. Hãy cùng M.O.C Agency tìm hiểu nhé.

3 CHIẾN LƯỢC ĐỂ TRỞ THÀNH MỘT THƯƠNG HIỆU KHÁC BIỆT

“Chiến lược khác biệt” là gì: Chiến lược khác biệt hóa là chiến lược mà theo đó doanh nghiệp tạo ra được lợi thế cạnh tranh dựa trên tính đặc thù của sản phẩm và dịch vụ cung cấp. Mục đích của chiến lược khác biệt hóa mà được người tiêu dùng nhận thức là độc đáo nhất theo nhận xét của họ.

3 Chiến lược để trở thành một thương hiệu khác biệt:

1. Thương hiệu nghịch đảo

Yahoo và Google thời kỳ đầu, Yahoo giống như một phương tiện giao tiếp trực tuyến tuyệt vời. Yahoo còn phát triển lên trên trang của họ thời gian ngày càng nhiều thông tin, mỗi ngày là một chức năng mới được khám phá: giải trí, du lịch, thời tiết,…Trong khi đó Google ra đời sau, chiến lược của Google chỉ tập trung vào một tính năng duy nhất là tìm kiếm với giao diện đơn giản nhất chỉ với một thanh tìm kiếm. Từ đó về sau chiến lược của Google là tập trung tốt nhất vào tính năng này. Google là thương hiệu được xác định là một “thương hiệu định vị nghịch đảo”.

Những thương hiệu nghịch đảo luôn là những trường hợp thú vị. Họ loại bỏ bớt một số dịch vụ, để tập trung vào một tính năng tạo nên khác biệt. Không hình ảnh lung tung, không nội dung, mà đơn giản tối giản đến mức không tưởng lại khiến người tiêu dùng hài lòng.

2. Thương hiệu tách biệt

Một trong những case study điển hình nhất là thương hiệu X-men tại thị trường Việt Nam. X-men ra đời trong hoàn cảnh thị trường dầu gội không có sự phân biệt giới tính. Những khách hàng nam vẫn thường xuyên sử dụng dầu gội đầu chung của nữ và không có khái niệm dầu gội đầu thì phải dành riêng cho nam. X-men là thương hiệu hoàn toàn Việt Nam với chiến dịch trong giai đoạn đầu “đàn ông phải sử dụng gội đầu cho riêng mình” và slogan “đàn ông đích thực” đã tạo ra một phân khúc hoàn toàn mới. Đến thời điểm hiện tại X-men vẫn là nhãn hàng dẫn đầu thị phần trong phân khúc dầu gội đầu cho đàn ông.

Những thương hiệu tách biệt luôn đi đầu trong thị trường và tạo ra những khái niệm mới mẻ khi tiếp cận thị trường. Những thương hiệu 4.0 này tạo ra một làn sóng tiêu dùng mới làm thay đổi những suy nghĩ và định kiến cố hữu trong một ngành hàng nhất định.

3. Thương hiệu đối nghịch

Lần đầu tiên khi tung ra sản phẩm năm 2002, thương hiệu Cross nhận được hàng triệu lời phản đối từ phía khách hàng bởi kiểu dáng kì dị của mình. Những người phản đối loại dép xấu xí này còn lập hẳn một website ihatcrocs.com quy tụ những người ghét Crocs. Bất chấp những lời bàn luận không hay về hình dáng của đôi dép Crocs cộng thêm tình trạng hàng nhái tràn lan. Doanh thu của hãng vẫn tiếp tục tăng trong năm tiếp theo. Mặc dù lượng vốn không nhiều và những lời chế giễu về sự phản thời trang. Những chiếc giày, dép của Crocs với nhiều lỗ thủng, xù xì được làm từ vật liệu kháng mùi đã trở nên nổi tiếng khắp nơi. Khách hàng đón nhận khi tìm được một đôi giày nhẹ và thoải mái, hình dáng khác biệt, thoát khỏi những đôi giày bóng bẩy nhưng gò bó truyền thống. Đó là lý do khách hàng chấp nhận Crocs dù nó khác lạ và hài hước.

Một số thương hiệu đối nghịch khi thực hiện điều này bằng cách thoải mái nói về nhược điểm của sản phẩm trong các mẩu quảng cáo. Trong khi số khác thì phớt lờ lời phàn nàn và thay đổi sản phẩm theo thị hiếu của khách hàng. Có một điều rõ ràng là các thương hiệu đối nghịch dựng nên rào cản tiêu dùng. Dưới nhiều góc độ khác nhau, những rào cản này có thể xem là bài kiểm tra sự trung thành của khách hàng đối với thương hiệu. Tác động tâm lý của những chiến dịch này mang lại sự mới lạ. Những thông điệp truyền tải đến khách hàng “Sản phẩm của tôi khác lạ”, “Sản phẩm của tôi phá vỡ đi những quy tắc”,… Họ sẵn sàng nêu ra những khuyết điểm và đưa ra những thông điệp, những sản phẩm nhắm đến đối tượng khách hàng mục tiêu. Những người chấp nhận vượt qua rào cản cơ bản để trở thành khách hàng trung thành.

Với tình hình phát triển của thị trường hiện nay, việc tạo nên sự khác biệt đã trở thành một chiến lược mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, để duy trì được sự khác biệt hóa và lợi thế của mình, các doanh nghiệp cần tập trung nhiều vào hoạt động R&D, truyền thông, để cung cấp những thông tin về tính chất độc đáo cũng như sự khác biệt về sản phẩm của mình so với sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh. Chiến lược khác biệt hóa sẽ quyết định sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp định vị như thế nào trong tâm trí của khách hàng. Những thông tin được cung cấp trên đây sẽ giúp cho doanh nghiệp có chiến lược “khác biệt” nhưng vẫn đúng đắn cho sản phẩm của mình.

M.O.C I Business Strategy & Brand Strategy

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *