Một sản phẩm mới ra mắt sẽ chứa đựng nhiều kỳ vọng cũng như tâm huyết của doanh nghiệp. Đặc biệt đối với sản phẩm mới, chưa hề có tên tuổi hay ghi lại dấu ấn trong tâm trí người tiêu dùng. Song song với việc đảm bảo chất lượng, sản phẩm mới phải đáp ứng nhu cầu của thị trường, doanh nghiệp cũng cần tự biết cách tạo ra những lợi thế đặc biệt để lên kế hoạch cho sản phẩm ra mắt của mình.
Do đó, để làm tiền đề cho sự thành công ấy nhiều doanh nghiệp hiểu rằng Truyền thông cho sản phẩm mới là việc hết sức quan trọng. Khi được thực thi hiệu quả, Truyền thông cho sản phẩm mới có thể tạo ra những lợi ích kinh doanh đáng kể và đẩy mạnh giá trị thương hiệu cho công ty của bạn. Bài viết sau đây M.O.C Agency sẽ cung cấp cho bạn đọc hiểu rõ hơn về Truyền thông trong việc tung ra những sản phẩm mới là gì? 3 giai đoạn quan trọng để tung hàng là gì?
Truyền thông (IMC) là một công cụ tiếp thị được thiết kế để tác động thuận lợi lên những quan điểm đối với tổ chức, sản phẩm và chính sách của tổ chức đó. Khi ra mắt sản phẩm hay một thương hiệu mới, hoạt động IMC sẽ đòi hỏi sự sáng tạo, mới lạ trong từng khâu chuẩn bị. Có một nguyên tắc kinh điển và hiệu quả là “tiết lộ dần dần” để kích thích sự tò mò của công chúng.
Có 3 giai đoạn tung hàng trong một chiến dịch:
1. Giai đoạn Invitation:
- Giai đoạn thu hút sự chú ý – Tạo nên sự lôi cuốn, tò mò và ham muốn được tham gia sự kiện. Ở giai đoạn này nhiệm vụ là tạo ra nhận biết, lôi kéo, mời gọi càng nhiều người đến với trải nghiệm mà chúng ta đã chuẩn bị.
- Thường là những kênh thuộc nhóm trả phí, Paid Media: Đưa họ về kênh trải nghiệm của mình, Lôi kéo về sự tò mò, khao khát và nhu cầu. Những hoạt động này sẽ nằm trên social media, banner báo chí, PR, OOH. Đây là nhóm kênh chiếm tỉ trọng ngân sách cao nhất do chiến dịch buộc phải tiếp cận càng nhiều người càng tốt.
2. Giai đoạn Experience:
- Tạo nên khoảnh khắc – Một trải nghiệm ấn tượng để mang lời hứa thương hiệu đến với hiện thực. Bất cứ chiến dịch truyền thông nào cũng cần có kênh tạo trải nghiệm.
- Thường là những kênh mà nhãn hàng có thể “kiểm soát” được trải nghiệm của khách hàng: sự kiện thương hiệu hoành tráng, Website/ landing page với đầy đủ thông tin, video, đánh giá, cuộc thi trên social/ digital, viral clip,…
3. Giai đoạn Amplification:
- Lan tỏa những nỗ lực của nhãn hàng- Lan tỏa trải nghiệm có từ giai đoạn Experience
- Những người không có cơ hội trải nghiệm vẫn có thể quay lại và chủ động tham gia vào hành trình trải nghiệm: gọi hỏi thăm thông tin nhà mẫu/demo/ghé thăm cửa hàng, ghé thăm website, ghé thăm siêu thị nhận mẫu.
Tại sao cần có 3 giai đoạn tung hàng?
- Để thực sự thay đổi hành động của người tiêu dùng
- Để tiếp cận những khách hàng không thể tiếp cận chỉ với 1 kênh.
- Để gia tăng tần suất xuất hiện của chiến dịch
- Để tối ưu hóa sự kết hợp của các kênh:
- Đưa khách hàng qua các giai đoạn từ xem, đọc, thấy, làm, cảm nhận, hiểu
- Để sử dụng kinh phí quảng cáo một cách hiệu quả
Người tiêu dùng ngày này trở nên thông minh hơn rất nhiều, để khách hàng biết đến sản phẩm là dễ nhưng để khách hàng tin tưởng, yêu quý là đều rất khó. Điều này phụ thuộc nhiều vào cách làm truyền thông như thế nào. Hi vọng những chia sẻ trên đây sẽ cung cấp những thông tin cơ bản về truyền thông trong giai đoạn tung sản phẩm mới cần nắm rõ.
M.O.C I Business Strategy & Brand Strategy