GIÁ TRỊ THƯƠNG HIỆU 4.0

Khi thế giới bước vào xã hội số hóa, thời kỳ mà hầu hết nhiều người thường chia sẽ sở thích cá nhân, hình ảnh gia đình, phương châm làm việc, quan điểm sống … và xây dựng cuộc sống của mình trên môi trường số, thì giá trị nội dung chia sẽ trở thành điều quan trọng không tưởng. Khi đó, thương hiệu cần có bước chuyển mình sang thương hiệu 4.0 lấy con người làm trung tâm, tập trung nhiều hơn vào những tương tác, kết nối, xây dựng tốt mối quan hệ tương trợ và chia sẽ lẫn nhau.

Gía trị thương hiệu 4..0

Thương hiệu 4.0 – lấy con người làm trung tâm, sẽ là chìa khóa góp phần tạo nên danh tiếng thương hiệu.

Thương hiệu của bạn đã tồn tại trên thị trường, đồng nghĩa với việc bạn đã tạo ra một nhận thức thương hiệu trên thị trường. Nói cách khác, thương hiệu là kết quả từ nhiều quá trình của hoạt động kinh doanh, bao gồm cả trải nghiệm khách hàng. Những khía cạnh như chất lượng sản phẩm, chiến lược truyền thông, giao diện trang web, quy trình đặt hàng, tiếp nhận đơn hàng, bán hàng, giao hàng, chính sách bảo hành, chăm sóc khách hàng…, và cả giá bán hàng, sẽ là những yếu tố làm nên danh tiếng của một thương hiệu.

Ngoài ra, chúng ta đã thực sự bước vào giai đoạn xã hội số hóa với lượng người sử dụng Internet lên đến hơn nửa dân số thế giới. Do vậy, môi trường cạnh tranh càng gay gắt hơn. Để có sự phát triển bền vững, thương hiệu không chỉ lấy khách hàng làm trung tâm mà còn phải hướng đến lấy nhân viên, đối tác, cổ đông, nhà cung ứng làm trung tâm. 

Hơn nữa, chính xã hội số hóa đã làm thay đổi hành vi người tiêu dùng ngày càng phổ biến, họ có xu hướng tập trung vào những điều tạo ra giá trị nhiều hơn. Vi vậy, để làm nổi bật thương hiệu khi và chỉ khi giá trị thương hiệu có sự tương thích và chuyển đổi thành giá trị thị trường.

Để làm được điều đó, Thương hiệu 4.0 từ định vị thương hiệu tập trung vào kinh doanh, trở thành nhân cách hóa thương hiệu tập trung vào cuộc sống.

Giá trị thương hiệu 4.0 cần phải xây dựng và kết nối được mạng lưới những giá trị sẻ chia. Như chúng ta đều thấy, các thương hiệu luôn hướng đến việc add value cho các sản phẩm và dịch vụ của mình, nhưng hầu hết chưa biết cách tạo được điểm chạm thương hiệu, để làm cầu nối cảm xúc giữa thương hiệu với khách hàng, nhân viên, đối tác, cổ đông. Một thương hiệu mạnh luôn biết cách neo được cảm xúc trong tâm trí khách hàng nội bộ và khách hàng bên ngoài của mình thông qua những giá trị kết nối sẻ chia.

Nói một cách khác, giá trị sẻ chia là một chiến lược quản trị thương hiệu chuyên môn hóa nhằm tạo ra những những giá trị cuộc sống có thể đo lường được nhờ tìm kiếm và xác định những nhu cầu, mối quan tâm, sở thích cá nhân tương đồng với thương hiệu.

Ta lấy ví dụ của Coca Cola – một trong những thương hiệu hàng đầu thế giới, thành công trong việc tách biệt thương hiệu và sản phẩm. Coca Cola sản xuất nước ngọt (sản phẩm) trong khi thương hiệu Coca Cola thì được gắn với trạng thái “hạnh phúc”. Hạnh phúc là giá trị sẻ chia mà Coca Cola và người tiêu dùng cùng có (ai cũng muốn được hạnh phúc). Người tiêu dùng không thể tạo ra sự gắn kết với nước ngọt, nhưng rõ ràng, họ có thể gắn kết với Coca Cola khi nó làm con người tin vào hạnh phúc. Hơn một thế kỷ, Coca Cola đã chứng minh bản chất của hạnh phúc trong mọi khía cạnh của cuộc sống khi nó làm khắng khít mối quan hệ giữa Coca Cola và người tiêu dùng. Đó là lý do tại sao mạng lưới sẻ chia của thương hiệu Coca Cola là một trong những mạng lưới lớn nhất thế giới.

Thật vậy, để trở thành thương hiệu mạnh hãy biết cách neo được cảm xúc trong tâm trí khách hàng thông qua những giá trị sẻ chia, kết nối giữa khách hàng và thương hiệu. Mối quan hệ tuyệt vời, dựa trên sự thấu hiểu (giá trị sẻ chia) sẽ gắn kết thương hiệu và người tiêu dùng. Đây cũng là cơ chế quan trọng mở ra cánh cửa để thương hiệu thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng và đưa thương hiệu và xã hội đến sự phát triển bền vững.

Bất kể là thương hiệu nào đi chăng nữa, cũng sẽ thành công trong xã hội số hóa nếu người làm thương hiệu có thể làm thương hiệu trở nên sống động. Đến đây, bạn hãy thử nghĩ về “giá trị sẻ chia” nào mà thương hiệu bạn có thể mang đến cho khách hàng và đừng quên biến những “giá trị” ấy thành những giá trị thị trường.

 

M.O.C I Business Strategy & Brand Strategy

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *