TẦM QUAN TRỌNG CỦA KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG

Khám phá tầm quan trọng của kế hoạch truyền thông và làm thế nào để tạo được một kế hoạch truyền thông hiệu quả có thể giúp bạn tiết kiệm được thời gian, quan trọng hơn là khẳng định được vị thế thương hiệu qua đó tăng tỷ lệ chuyển đổi từ khách hàng tiềm năng.

Bất kỳ doanh nghiệp nào muốn xây dựng định vị thương hiệu thành công đều phải xây dựng được nền tảng định hướng tư liệu thương hiệu vững chắc, cùng những cam kết của thương hiệu trong quá trình vận hành. Việc sáng tác và chia sẻ nội dung truyền thông trên các phương tiện media social bằng đa dạng thể loại: bài post, hình ảnh, infographic, viral video là một trong những cách truyền thông thương hiệu để thu hút được người dùng và đối tượng mục tiêu quan tâm. Nội dung truyền thông phải thật sự đủ khác biệt và nổi bật hơn so với đối thủ và các doanh nghiệp cùng ngành khác.

>> Xem thêm về Chiến lược phát triển thương hiệu

Một vấn đề lớn mà các thương hiệu thường gặp phải là sản xuất ồ ạt nội dung truyền thông và chia sẻ thường xuyên không theo bất kỳ định hướng và quy chuẩn nào. Điều đó gây khó khăn cho việc theo dõi, phân tích và báo cáo chất lượng truyền thông. Hơn thế nữa, nội dung truyền thông lang man thiếu tập trung khiến người dùng bị quá tải thông tin. Và đó là lý do mà bạn cần có một kế hoạch truyền thông chi tiết để khắc phục vấn đề lớn này.

Vậy kế hoạch truyền thông là gì?

Định hướng và lập kế hoạch truyền thông là xác định mục tiêu truyền thông, thông điệp truyền thông, đối tượng truyền thông, khu vực truyền thông, cách thức truyền tải, routime của khách hàng mục tiêu, kênh truyền thông hiệu quả và phù hợp nhất với thương hiệu doanh nghiệp/ thương hiệu dự án.  Quá trình phân tích này bao gồm cả việc đánh giá khả năng tiếp cận, tỷ lệ chuyển đổi, ROI đối với từng kênh truyền thông khác nhau.

Những lợi ích chính của việc lập kế hoạch truyền thông

– Khẳng định được vị thế thương hiệu công ty và thương hiệu dự án hướng đến

– Có sự nhất quán xuyên suốt trong quá trình tiếp thị nội dung.

– Kiểm soát, đo lường được kết quả và tần suất của phương tiện và nội dung tiếp thị xuất hiện.

– Tạo được phễu khách hàng hỗ trợ cho quá trình re-marketing

– Kiểm soát được ngân sách đã hoạch định và điều chỉnh kịp thời

TƯ VẤN CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG DỰ ÁN
TẦM QUAN TRỌNG CỦA KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG

Quy trình lập kế hoạch truyền thông như thế nào đạt hiệu quả cao nhất ?

1. Tiến hành nhận định và phân tích thị trường

Nhận định và phân tích thị trường là bước đầu tiên trước khi bạn muốn phát triển kế hoạch truyền thông. Điều này sẽ giúp bạn có cơ sở thông tin nắm bắt về thị trường vĩ mô, xác định lợi thế cạnh tranh đặc biệt, tìm ra key selling point của dự án, từ đó điều chỉnh cách thức và sáng tạo thông điệp truyền thông phù hợp hướng đến khách hàng mục tiêu của mình.

Quá trình này còn bao gồm cả công tác phân tích đánh giá diễn biến thị trường thứ cấp, phân tích hoạt động đối thủ cạnh tranh, phân tích hành vi và chân dung khách hàng mục tiêu. Phân tích và nhận định thị trường còn giúp bạn chọn lựa đúng phương tiện truyền thông nào phù hợp nhất với nhóm khách hàng mục tiêu của dự án và có tỷ lệ chuyển đổi cao nhất.

TƯ VẤN CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG DỰ ÁN
TẦM QUAN TRỌNG CỦA KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG

2. Xác định mục tiêu truyền thông

Bất kì một chiến dịch, một kế hoạch nào được tạo ra cũng đều phải có ít nhất một mục tiêu cụ thể. Mục tiêu rõ ràng sẽ giúp bạn điều hướng quá trình thực thi một cách hiệu quả hơn, tránh đi sai hướng.

Dưới đây là một vài ví dụ về mục tiêu kế hoạch truyền thông bạn có thể tham khảo:

– Giới thiệu hoặc lan toả thông tin dự án

– Tăng mức độ nhận diện thương hiệu

– Duy trì và gia tăng sự yêu mến của thương hiệu

– Tăng tương tác với khách hàng mục tiêu trên kênh social media kênh của doanh nghiệp

Hơn nữa, luôn cải thiện chất lượng nội dung, để đảm bảo nội dung được chia sẻ và tương tác với khách hàng mục tiêu một cách hiệu quả.

3. Xác lập  và thực hiện kế hoạch truyền thông

Không có mẫu số chung nào cho các kế hoạch truyền thông thương hiệu và dự án. Một kế hoạch truyền thông tốt nhất cần đáp ứng đầy đủ các tiêu chí quan trọng như: mục tiêu truyền thông, khu vực truyền thông, đối tượng truyền thông, thông điệp truyền thông, lựa chọn tần suất xuất hiện trên truyền thông, và cuối cùng là định hướng các tuyến bài PR Angles, timeline, deadline …. số liệu càng chi tiết càng giúp bạn kiểm soát kết quả tốt hơn.

4. Đánh giá kết quả truyền thông

Hãy luôn kiểm tra và đo lường hiệu quả chất lượng nội dung truyền thông và kênh truyền thông để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp. Bằng cách chia nhỏ mục tiêu và thời gian để thống kê và đo lường hiệu quả bạn càng dễ dàng kiểm soát chất lượng hơn.

Lưu ý, hãy đo lường bằng các công cụ và con số cụ thể, bên cạnh đó, hãy kiểm tra lại nguồn tài nguyên hiện có của doanh nghiệp, điều này giúp cho quy trình làm kế hoạch truyền thông của bạn trở nên đơn giản và tiết kiệm thời gian hơn.

Hãy liên hệ với chúng tôi ngay nếu cần hỗ trợ tư vấn kế hoạch truyền thông tốt nhất năm 2020!

M.O.C Agency

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.